Giá kim loại cơ bản tại London ngày 25/3/2019 giảm, do các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng suy thoái tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nỗi lo của giới đầu tư sau 1 loạt dữ liệu xấu được đưa ra đã khiến đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ rơi vào tình trạng đảo ngược - lần đầu tiên - kể từ năm 2007, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 3 tháng vượt lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm.
Giá đồng kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 1,6% xuống 48.300 CNY (7.191,57 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 18/2/2019 (48.390 CNY/tấn). Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London duy trì ổn định ở mức 6.313 USD/tấn, sau khi giảm 1,7% trong phiên trước đó.
Dự trữ đồng tại kho ngoại quan Thượng Hải giảm nhẹ xuống 259.172 tấn trong tuần trước.
Antofagasta Chile dự kiến sẽ đạt thỏa thuận với nhà khai thác mỏ BHP nhằm giúp đảm bảo nguồn cung nước tại mỏ khai thác đồng Zalidvar ở sa mạc khu vực phía bắc của nước này.
Giá các kim loại trên sàn Thượng Hải giảm, với giá nickel giảm 1%, trong khi tại London, giá kẽm, nickel và nhôm giảm 0,3-0,4%.
Hongqiao Group Trung Quốc cho biết, doanh số bán alumina tăng gấp đôi bù đắp sản lượng và giá nhôm giảm, khiến lợi nhuận ròng trong nửa cuối năm 2018 duy trì ổn định.
Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng alumina trong tháng 2/2019 - tháng đầu tiên - kể từ tháng 4/2018, trong khi nhập khẩu phế liệu kim loại giảm xuống chỉ còn 160.000 tấn, thấp nhất kể từ tháng 6/2014. Nhập khẩu đồng phế liệu đạt 60.000 tấn.
Đồng JPY dao động xuống mức thấp nhất gần 6 tuần, do các tài sản rủi ro giảm bởi gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế sắp xảy ra tại Mỹ, khiến lợi suất toàn cầu sụt giảm.
Tập đoàn Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG) cho biết, thị trường đồng tinh chế toàn cầu thiếu hụt 390.000 tấn năm 2018, so với 265.000 tấn năm 2017.
Ngoài ra, sản lượng đồng toàn cầu tăng 2,2% lên 20,5 triệu tấn năm 2018, khi nước sản xuất lớn nhất Chile đã hồi phục sau cuộc đình công kể từ năm 2018 và sản lượng tăng 6%. Ngoài ra, sản lượng từ Indonesia, Congo và Zambia tăng 5%, 16% và 8% theo thứ tự lần lượt, song từ Canada và Mỹ giảm 10% và 3% theo thứ tự lần lượt.
Năm 2018, sản lượng đồng tinh chế toàn cầu tăng 1,5% lên 23,9 triệu tấn kể từ khi nước sản xuất đồng tinh chế lớn nhất - Trung Quốc - thúc đẩy sản lượng. Sản lượng đồng từ nước sản xuất lớn thứ hai thế giới - Chile - cũng tăng 1,3%, từ nước sản xuất lớn thứ 3 thế giới - Nhật Bản - tăng 7%, từ Ấn Độ giảm 34%, khi nhà máy luyện đồng Tuticorin bị yêu cầu đóng cửa bởi chính phủ Ấn Độ, do vấn đề môi trường.